Việt Nam chính thức lập Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng
Sáng 27/6, Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT)
Nếu bạn bỏ lỡ những bài viết hay nhất gần đây:
Mỹ tham chiến, Quốc hội Iran phê chuẩn đóng cửa Hormuz, crypto giảm cuối tuần
Chiến tranh Trung Đông, vàng chạy dầu cháy, chứng khoán đỏ lửa
Nick Sleep: Nhà Đầu Tư Đánh Bại Thị Trường Với Tỷ Suất +921% Trong 13 Năm Bằng Cách Nào
Bạn muốn có lãi sớm? Hãy học cách Phân tích chu kỳ cổ phiếu của Stan Weinstein
Sáng 27/6, Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) ở TP.HCM và Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức đặt cược vào một mô hình “sân chơi tài chính tầm cỡ quốc tế”.
Vì sao lại là TP.HCM và Đà Nẵng?
TP.HCM là lựa chọn dễ hiểu. Vốn là Thành phố có kinh tế - tài chính lớn nhất cả nước, đã có sẵn nền móng: hệ thống ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, kết nối logistics với sân bay Long Thành, cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải... đầy đủ. Kế hoạch sắp tới là mở rộng các mảng như:
Thị trường vốn, ngân hàng, thị trường tiền tệ
Cơ chế thử nghiệm (Sandbox) công nghệ tài chính (fintech), đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính
Thành lập các sàn giao dịch chuyên biệt, nền tảng giao dịch mới, bao gồm cả thị trường hàng hóa
Đà Nẵng thì khác. Không có tiềm lực tài chính như TP.HCM, nhưng có lợi thế về vị trí địa lý, cảng biển của các hành lang kinh tế Đông - Tây (các tỉnh, vùng biển lân cận), dễ kết nối quốc tế. Đây sẽ là nơi thử nghiệm các mô hình mới:
Tài chính xanh, tài chính bền vững
Tài sản số, tiền số, thanh toán
Ứng dụng công nghệ tài chính
Thu hút các quỹ đầu tư, quỹ kiều hối, công ty quản lý quỹ vừa và nhỏ.
Cả hai thành phố đã bắt tay vào chuẩn bị: xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tìm nhà đầu tư chiến lược.
Rồi Nghị quyết về thành lập Trung tâm tài chính ra sao, có gì?
Trên thế giới có 119 trung tâm tài chính quốc tế, trong đó chỉ có 20 trung tâm thành công (NewYork, London, Hồng Kông, Singapore…). Việc chúng ta đi sau sẽ có những thuận lợi và cả thách thức.
Về thuận lợi, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để xây dựng cơ chế có lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam. Nghị quyết trình Quốc hội có 14 nhóm chính sách nổi trội để bảo đảm cho Việt Nam cạnh tranh được với các trung tâm tài chính trên thế giới, trong đó có nhiều nhóm chính sách vượt trội, có những nhóm chính sách tương đồng.
Cụ thể:
Dự án đầu tư trong TTTCQT thuộc lĩnh vực ưu tiên được giao, cho thuê đất tối đa 70 năm; lĩnh vực khác thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.
Dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực ưu tiên được hưởng thuế TNDN 10% trong 30 năm, miễn thuế TNDN tối đa 4 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Với dự án không thuộc lĩnh vực ưu tiên, áp thuế TNDN là 15% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
Người nước ngoài làm việc tại TTTCQT được miễn thuế thu nhập cá nhân tới hết năm 2030. Tạo điều kiện về xuất nhập cảnh cho chuyên gia tài chính.
Chính sách tiếp cận quốc tế về kế toán, lao động, ngôn ngữ, quản lý
Cho phép triển khai sandbox fintech, hợp tác công - tư (PPP)
Pháp lý linh hoạt, giám sát kiểu mới
Mô hình trung tâm tài chính quốc tế là chuyện chưa từng có ở Việt Nam. Nhiều vấn đề phát sinh có thể nằm ngoài khung luật hiện tại. Vì vậy, nghị quyết cho phép Chính phủ có quyền tự ban hành các nghị định để xử lý trước các vấn đề kể trên.
Cách giám sát cũng thay đổi:
Không chia cắt, không chồng chéo. Mọi thứ gói gọn qua một cơ quan giám sát trung tâm, như phương châm "một đầu mối", tiếp nhận và xử lý.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các bộ: Tài chính, Công thương, Công an và các cơ quan liên quan vẫn giữ quyền kiểm tra, giám sát nhất định theo quyền hạn - nhưng chỉ ở mức điều tiết, và hạn chế, không can thiệp nhiều và sâu.
Theo như cơ chế trong nghị quyết nêu, các bộ ban ngành kể trên phải phối hợp với Cơ quan giám sát trung tâm tài chính.
Tranh chấp tài chính sẽ do Tòa án chuyên biệt hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế xử lý.
Mọi hoạt động được giám sát theo quy tắc quốc tế, dựa trên rủi ro.
Rủi ro không nhỏ?
Trong quá trình xây dựng nghị quyết, Chính phủ cũng nhìn thấy các mối lo:
Có thể bị lợi dụng để rửa tiền qua sàn giao dịch, hợp thức hóa dòng tiền bất hợp pháp
Nguy cơ đầu cơ, thổi giá, tạo bong bóng tài sản
Rủi ro đầu tư rồi rút vốn trong thời gian ngắn
Giải pháp đại khái: Cần xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ, minh bạch và theo chuẩn quốc tế, để kiểm soát các giao dịch, hạn chế rủi ro; yêu cầu các dự án đầu tư dài hạn, ít nhất là 10-15 năm.
Mục đích thành lập TTTCQT
Là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn toàn cầu, thúc đẩy đổi mới tài chính và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng cao của Việt Nam.
Nó giúp đa dạng hóa nguồn vốn ngoài ngân hàng truyền thống, vốn chiếm 70-80% nguồn vốn cho sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt 134% vào năm 2024).
Triển vọng
Ngắn hạn (2025-2030):
Đến cuối năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu đưa ít nhất một TTTCQT vào hoạt động, với hạ tầng cơ bản và khung pháp lý được thiết lập.
TP.HCM sẽ tập trung phát triển thị trường vốn, ngân hàng và các sàn giao dịch đặc thù, trong khi Đà Nẵng tiên phong trong tài chính xanh và dịch vụ số. Cả hai thành phố đã phân bổ gần 1.000 ha đất cho dự án.
Cam kết của Chính phủ với 8 nhóm chính sách ngay lập tức và 6 chính sách theo giai đoạn, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, sẽ đặt nền móng thu hút đầu tư ban đầu.
Trung hạn (2030-2035):
Đến năm 2034, Chính phủ sẽ đánh giá hiệu quả TTTCQT và đề xuất Luật TTTCQT để củng cố khung pháp lý.
TTTCQT đặt mục tiêu đạt quy mô quốc tế, hội nhập với thị trường tài chính toàn cầu và thu hút các tổ chức lớn.
Dài hạn (sau 2045):
Việt Nam hướng tới lọt top 20 TTTCQT toàn cầu, trở thành trung tâm giao dịch tài chính quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương, dẫn dắt bởi fintech và tài chính xanh.
TTTCQT có thể định vị Việt Nam như cửa ngõ cho dòng vốn toàn cầu, nâng cao tầm ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp đã khởi động
Trích facebook của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch CTCP Chứng khoán SSI
Tether – phát hành stablecoin nhiều đến mức… thế giới phải công nhận.
AWS – điện toán đám mây khổng lồ, ai làm công nghệ cũng từng “trèo lên xài ké”.
U2U Network – Layer-1 blockchain made in Vietnam, không đi copy, mà tự viết từ số 0.
SSIAM – đại diện vốn và chiến lược.
SSID – người cầm trục công nghệ và vận hành.
Và chúng tôi – ngồi lại bắt tay nhau dựng nên nền hạ tầng số gắn với các mục tiêu của Đất nước!
Và một bài khác:
Việt Nam chính thức có Luật Công nghiệp công nghệ số, lần đầu tiên công nhận tài sản số và đặt ra nguyên tắc quản lý AI.
Không chỉ là bước ngoặt cho người sở hữu và giao dịch tài sản số, mà còn mở ra cơ hội lớn cho các startup, builder công nghệ xây dựng hệ sinh thái số đúng luật, phát triển dài hạn.
Good morning kỉ nguyên vươn mình Vietnam!
Và một comment thú vị: “QH họp khoảng 1 tháng ra tầm 34 luật, 15 nghị quyết. Chính phủ thì 1 ngày ban hành 28 nghị định, quá kinh hoàng - DN tư nhân giờ không cẩn thận chậm hơn cả Nhà nước”
Nhiều thứ vui hơn trong 6 tháng cuối năm
Thông tin - thông tin - thông tin là những nguyên liệu không thể thiếu để “nuôi sống” thị trường tài chính và giúp nó trở nên sôi động.
6 tháng đầu năm chúng ta đã đón nhận nhiều thông tin bất ngờ cả trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào những biến động lớn trên thị trường chứng khoán:
VPL niêm yết, khởi công Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, “thổi giá” VIC VHM VRE và câu chuyện như vẫn còn đó
Trump áp thuế, Trung Quốc trả đũa, cả thế giới sục sôi, câu chuyện chuẩn bị qua một màn mới và chưa đến hồi kết
Đẩy mạnh đầu tư công, mạnh nhất từ trước đến nay
Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, ai làm, tiền ở đâu
Chiến tranh Trung Đông, câu chuyện cũ nhưng dầu vẫn có sóng
….
6 tháng cuối năm sẽ có nhiều thứ vui hơn, xoay quanh
Việt Nam vượt qua thuế đối ứng như thế nào
TCBS niêm yết thành công, TCB bùng nổ
Thông qua Luật các Tổ chức Tín dụng, bất động sản cởi trói, ngân hàng vui vẻ
Những thứ để nhìn thấy sự nảy mầm và phát triển Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam
Hay cuối cùng thì FED cũng chịu giảm lãi suất khi thấy GDP thực đang yếu đi
…
Đầu tư hay đầu cơ, nhìn xa hay nhìn gần, tôi đều thấy vui. Vì ngắn hạn thì thị trường chứng khoán có sóng, trung hạn thì có nhiều doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận phục vụ cho việc tối tím kiếm các khoản đầu tư hấp dẫn, dài hạn là vì nhìn thấy một Việt Nam vươn mình với nhiều cơ hội mới được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo tài ba và tâm huyết.
Tóm gọn:
Việt Nam đang chính thức bước vào cuộc chơi tài chính toàn cầu, TP.HCM và Đà Nẵng là hai điểm khởi đầu. Chính sách cởi mở, cơ chế linh hoạt, mô hình mới. Nhưng bài toán quản lý, kiểm soát rủi ro sẽ là thách thức lớn. Cuộc chơi đã bắt đầu. Ai sẽ đến? Ai sẽ ở lại? Và liệu Việt Nam có “lên hạng” tài chính khu vực? Câu trả lời chưa có, nhưng sân đã sẵn.
Và, nhiều thứ vui hơn sẽ đến vào 6 tháng cuối năm.
Cuối cùng,
Chúc các bạn một ngày cuối tuần nhẹ nhàng và nhiều ý nghĩa!
QR code mở tài khoản chứng khoán SSI:
Vậy là sắp được mua coin ở Việt Nam rồi sao